Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017

KHI ĐANG IN BỊ MẤT ĐIỆN THÌ XỬ LÝ THẾ NÀO

Máy in ngày nay được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến, đặc biệt tại các ngân hàng, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp. Máy in hiện tại có rất nhiều thương hiệu như Canon, Panasonic, Samsung, Epson.. và việc sử dụng máy in đôi khi xảy ra nhiều lỗi như kẹt giấy, in mực không đều, máy không in....Nhưng những lỗi này có thể tự làm được mà không cần nhờ đến thợ sửa chữa. Sau đây in decal Tân Phú xin chia sẻ một số cách xử lý khi máy in văn phòng gặp sự cố.

1. Mất điện khi đang in
Thường thì khi đang in mà mất điện máy in hay bị kẹt giấy.
Tắt máy in: Không nên để các bộ phận máy bất ngờ bị rối tung khi nguồn điện được phục hồi.
Dọn sạch đường dẫn giấy: Lấy những tờ giấy bị kẹt khi đang in.

Bật máy lại (khi có điện lại): Khi máy in khởi động, xem có hiển thị báo lỗi hay không, hay có tiếng động lạ có thể cho biết máy bị trục trặc hay hư hỏng. Nếu bạn dùng máy in laser hay LED, hãy xem tài liệu theo máy để có biện pháp bảo trì chùi sạch mực bị nghẹt ở trống từ (drum). Nếu sử dụng máy in phun, ống mực in phun bị nghẹt khi đang in cần phải được làm sạch. Thử in một trang và kiểm tra xem còn bị lem hay còn bị vệt sọc hay không; tham khảo tài liệu theo máy để được hướng dẫn thêm.

Cách phòng tránh: Trường hợp máy tự bị mất điện rất hiếm. Nếu khu vực của bạn thường xuyên bị cúp điện, hãy gắn máy in vào thiết bị lưu điện UPS để hoàn tất tác vụ in và tắt máy như thường lệ.



2. Sử dụng không đúng mặt giấy in ảnh

Bạn đang hăm hở chờ xem ảnh mình chụp in ra trông thế nào, nhưng ảnh in ra chỉ là những đốm mực lớn, không khô – bạn đã in không đúng mặt giấy in ảnh.
Hủy tác vụ in nếu có thể: Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn đã ra lệnh in nhiều ảnh; mỗi tờ giấy in sai mặt sẽ làm tình hình thêm rối tung.
Cẩn thận rút giấy ra và đừng để vấy mực: Đừng để mực dính vào tay – hãy mang găng tay hay dùng khăn ăn hoặc khăn giấy.
Bỏ giấy: Dĩ nhiên bạn sẽ phải bỏ tờ giấy đã in hư này.
Cách phòng tránh: Xem tài liệu theo máy và dấu ghi trên khay để đảm bảo bạn nạp giấy in ảnh đúng cách.

3. Kẹt giấy
Theo in decal trong Tân Phú thì đây là lỗi hay gặp nhất mà bất kỳ máy in nào sử dụng lâu cũng bị.
Máy in bị kẹt giấy khi giấy nạp vào bị lệch, gây đùn giấy hay bị ngưng giữa chừng và giấy bị đùn kẹt cứng trong máy.
Khi bị kẹt giấy, vài máy in thường báo bằng đèn tín hiệu. Vài máy khác phát hiện ra chỗ bị kẹt giấy và hướng dẫn giải quyết qua màn hình điều khiển. Nếu máy in của bạn có tính năng này, hãy làm theo hướng dẫn; cũng nên xem lại tài liệu theo máy.

Tắt máy in: Nếu bạn muốn can thiệp vào bên trong máy, chắc hẳn bạn sẽ không muốn bị điện giật hay gặp vấn đề với các bộ phận đang hoạt động. Và nếu bạn đang cố sửa một máy in laser, bạn không muốn bộ phận sấy (fuser) sinh thêm nhiệt. Nếu giấy bị kẹt ở ngay hay gần bộ phận này, hãy đợi nó nguội hẳn.

Mở tất cả nắp máy mà giấy đi qua: Nếu không biết là nắp nào dẫn đến chỗ bị kẹt giấy, hãy tháo hay mở khay nạp giấy và lần theo đường nạp đến khay giấy ra, mở hết các nắp bạn thấy.

Cẩn thận rút các tờ giấy và mảnh giấy vụn: Tìm các tờ giấy bị kẹt hay nạp lệch, luôn cả những mảnh giấy vụn. Kéo mạnh giấy ra, nhưng cẩn thận và chậm rãi. Nếu có thể, kéo giấy theo chiều được nạp (không kéo lui). Lấy hết tất cả giấy và mảnh giấy vụn có thể gây kẹt thêm. Nếu bạn làm hư một bộ phận cơ nào của máy, hãy ngừng lại và gọi điện thoại cho dịch vụ bảo hành.
Đậy tất cả nắp lại và bật máy in: Khi được bật lại, máy in sẽ tự khởi động lại. Nếu máy báo còn bị kẹt giấy, hãy kiểm tra lại một lần nữa xem còn giấy vụn bị kẹt không. Nếu máy vẫn còn báo lỗi, hãy thử tắt máy và mở máy lại.
Nếu vẫn còn lỗi, hãy gọi dịch vụ.



Cách phòng tránh: Hãy dùng cùng một loại giấy trong khay nạp giấy. Dù máy của bạn có một hay nhiều khay nạp giấy, hãy cho máy biết đó là loại giấy nào. Nhiều bảng điều khiển của máy in có mục hay danh sách mà theo đó bạn có thể chọn giấy theo tên, kiểu, độ dầy, hay các tiêu chuẩn khác. Nếu bạn không biết chắc máy in của mình dùng loại giấy nào, hãy xem tài liệu theo máy. Khi nạp giấy lại, hãy chú ý cách nạp giấy như thế nào, kiểm tra lại có cần điều chỉnh thanh chỉ chiều dài hay chiều ngang hay không.


4. Kẹt lệnh in

Dù có tinh vi đến đâu, máy in cũng chỉ có thể in mỗi lượt một tài liệu. Một lượt in có thể bị chặn lại và làm kẹt tất cả các lượt sau. Nếu máy in bị ngừng lại không phải do trục trặc về cơ, hãy kiểm tra danh sách lệnh chờ in, xem tác vụ nào gây tắc nghẽn.
Máy in không nối mạng: Nếu máy tính của bạn dùng máy in riêng, bạn có thể xem danh sách in trực tiếp. Trong Windows, vào mục Printers của Control Panel; trong máy Mac, xem mục Print & Fax của phần Utilities. Tại đây, tác vụ in nào bị kẹt sẽ được liệt kê, và bạn có thể hủy tác vụ đó.
Máy in nối mạng: Trong danh sách chờ in trên mạng, bạn chỉ kiểm tra được các tác vụ bạn gửi từ máy tính của mình. Nếu tác vụ của người khác gây vấn đề, bạn phải hoặc liên lạc họ để họ giúp, hoặc yêu cầu bộ phận CNTT can thiệp.

Cách phòng tránh: Nếu tình trạng bị kẹt lệnh in thường xuyên xảy ra, bạn cần nhờ nhân viên CNTT tìm rõ lý do. Thường là do tập tin có kích thước quá lớn gây nghẽn mạng, hay do bộ nhớ của máy in, hay do cố gắng in trên loại giấy đặc biệt (như in tiêu đề) mà quên nạp giấy hay không chọn đúng khay, hay do in một tác vụ mà cần phải nạp giấy bằng tay.

Mong rằng những mẹo trên đây của in decal giấy Tân Phú phần nào giúp ích được các bạn.

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

GIẤY IN VÀ QUY TRÌNH CHẾ BẢN

Giấy xử dụng trong công nghệ in offset có nhiều loại, nhiều định lượng khác nhau. Tuy nhiên đối với người ngoài ngành in thì vấn đề về định lượng, loại giấy quả là điều không dễ hiểu. Hôm nay in decal tân phú xin chia sẻ một số kiến thức về giấy in offset, có thể giúp bạn một số thông tin cơ bản về giấy in.
Thước đo: giấy được phân biệt theo định lượng g/m2 nghĩa là cân nặng của 1 tờ giấy trên bề rộng là 1m2. ví dụ: giấy Duplex 300, có nghĩa là 1 tờ giấy 1m2 đó nặng 300g.
Các loại giấy và công dụng:
- Giấy Couche : có bề mặt bóng, mịn, láng, in rất bắt mắt và sáng. Thường dùng để in tờ rơi quảng cáo, catalogue, poster, brochure …Định lượng vào khoảng 90-210g/m2.

- Giấy Duplex : có bề mặt trắng và lán gần gần với Bristol, mặt kia thường sẫm như giấy bồi. Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước hơi lớn, cần có độ cứng, chắc chắn vì định lượng thường trên 300g/m2. Có 2 loại duplex 1 mặt trắng và 2 mặt trắng

- Giấy Ford : là loại giấy phổ biến và thông dụng, thường thấy nhất là giấy A4 trong các tiệm Photo, định lượng thường là 70-80-90g/m2 … Giấy ford có bề mặt nhám, bám mực tốt (do đó mực in không đẹp lắm) cũng được dùng làm bao thư lớn, nhỏ, giấy Note, letter head, hóa đơn, tập học sinh …
- Giấy Bristol : có bề mặt hơi bóng, mịn, bám mực tốt vừa phải, vì thế in offset đẹp, thường dùng in hộp xà bông, mỹ phẩm, dược phẩm, bìa sơ mi, brochure, card, tờ rơi, poster , thiệp cưới, thiệp mời … định lượng thường thấy ở mức 230 – 350g/m2.
Giấy Ivory cũng tương tự như Bristol, nhưng mặt còn không trơn bóng như mặt chính, thường nằm ở mặt trong sản phẩm.

- Ngoài ra còn có các loại giấy mỹ thuật, cán gân, dát vàng, bạc … in bằng khen, thiệp cưới … các loại giấy than, giấy carton và nhiều loại khác nữa …

Quy trình in offset.
Bài viết dưới đây giới thiệu về quy trình in offset với 5 bước cơ bản.
Bước 1: Thiết kế chế bản:
Đầu tiên phải tạo ra đi tượng cần in trên máy tính. Ví dụ ta định in một tờ rơi khổ A4 để quảng cáo cho một Công ty Bán máy tính, trước hết ta phải chuẩn bị các tư liệu liên quan tới việc quảng cáo đó: hình ảnh máy vi tính và các thiết bị, địa chỉ, số điện thoại…., sau đó đưa lên máy tinh để xử lý và sắp xếp cho hài hoà và ấn tượng với sự phối hợp cả tư duy, kinh nghiệm của người thiết kế và dựa trên ý muốn của khách hàng…, hoàn thành xong phần thiết kế chế bản là tới phần outfilm…

Bước 2: Xuất  Film
Chế bản xong thì xuất để xuất film, đối với các tờ rơi có hình ảnh, Film sẽ được out thành bốn tấm đại diện cho bốn lớp mầu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black). Tới đây ta đề cập một chút về vấn đề mầu sắc trong in Opset:
Mầu trong in Offset là hệ mầu CMYK, ta có thể hiểu khái quát rằng tất cả các mầu sắc đều có thể pha được từ 4 mầu CMYK này, ví dụ mầu đỏ cờ là sự kết hợp từ mầu Y (Yellow/vàng) và mầu M (Magenta/hồng); Hay mầu Xanh Blue (xanh tím) là sự kết hợp của hai mầu C (Cyan/xanh nhạt) và M (Magenta/hồng); Rồi còn các mầu được kết hợp từ 3 trong 4 mầu nói trên hay kết hợp của cả 4 mầu với nhiều thông số khác nhau sẽ đạt được nhiều kết quả mầu sắc khác nhau.
Xuất phim 4 tấm phim xong thì chuyển sang phơi bản kẽm


Bước 3: Phơi bản kẽm (công nghệ xuất kẽm), in decal giá rẻ Tân Phú sẽ chia sẻ ở bài viết sau)
Khi đã có 4 tấm phim, người ta đem phơi từng tấm một lên bản kẽm (hiểu một cách đơn giản hơn là đem chụp hình ảnh của từng tấm phim lên từng tấm bản kẽm bằng máy phơi kẽm), đến đây ta đã có trong tay 4 bản kẽm đại diện cho 4 mầu C, M, Y, K để bước sang phần in.
Bước 4: In Opset:

Người ta sẽ tiến hành in từng màu một, in mầu gì trước, màu gì sau không quan trọng hoặc tùy vào kinh nghiệm của người thợ in. Đầu tiên, người ta sẽ lựa chọn một trong 4 kẽm màu đó để lắp lên quả lô máy in Opset, ở phần vào mực của máy người ta cũng sẽ cho loại mực tương ứng (ví dụ bản kẽm mầu C (Cyan) thì người ta cũng cho mực C và tiến hành in, Quả lô quay qua tờ giấy sẽ đập phần tử in xuống tờ giấy in, sau khi chạy xong hết số lượng định in, người ta tháo kẽm ra, vệ sinh hết mực cũ, lắp kẽm mới vào, ví dụ màu vừa in xong là màu C (cyan) thì giờ sẽ lắp kẽm Y (Yellow) vào, phần vào mực sẽ cho mực Y (vàng), cho giấy đã in một mầu kia vào và lại tiếp tục quy trình cũ…. Cứ thế tuần tự cho đến khi hết cả bốn mầu, bốn mầu đó chồng lên nhau sẽ cho ra bản in cuối cùng.Trong quá trình in như vậy, với mỗi màu, người ta sẽ phải chạy thử khoảng 50 bản cho màu thật ổn định. Tổng cộng cả quá trình vào khoảng 200 bản chạy thử. Chính vì vậy, khi in offset, người ta phải tính dư giấy ra khoảng 250 tờ in (gọi là bù hao giấy)

Xem thêm: http://www.indecaltanphu.com/2017/02/in-decal-trong-tan-phu.html

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

ĐẶT HÀNG IN DECAL GIẤY

Chúng tôi chuyên in decal giấy, các loại tem, nhãn mác dạng tờ dạng cuộn, dùng cho máy dán nhãn tự động, hay bán tự động. In ấn các loại tem để quản lý các sản phẩm hàng hóa của các siêu thị các công ty sản xuất,
In decal. Các loại tem nhãn dùng cho các ngành thực, phẩm mỹ phẩm, kim khí điện máy... có phủ lớp màng bóng chống thấm nước.
Tùy theo yêu cầu của khách hàng: decal giấy in xong có thể cán màng bóng hoặc màng mờ, in 1 màu cho đến 4 màu và cắt hoặc bế thành phẩm theo nhiều hình dạng khác nhau. Chất liệu decal đa dạng keo dính tốt, dính trên mọi chất liệu, chịu lạnh...

Duyệt mẫu decal giấy
+ Khách hàng có thể xác nhận qua mail
+ Khi khách hàng đã đồng ý mẫu qua email, OBS Việt Nam in mẫu 1 lần miễn phí và mang tới ký duyệt trực tiếp với khách hàng hoặc gửi fax nhanh cho khách hàng ở xa
Đặt hàng in decal giấy
+ Khách hàng đặt cọc để OBS Việt Nam in mẫu trong thời gian 1 – 2 ngày, gấp thì 1 ngày có mẫu.
Công nghệ in decal giấy
Decal giấy trên bề mặt là giấy trơn giống giấy Couche, bên dưới được phủ 1 lớp keo để khi sử dụng chỉ cần lột đế ra là có thể dán lên nhiều chất liệu khác nhau như bao nhựa, gỗ, chai thủy tinh, túi xốp...
Mực in trên decal giấy có thể là mực UV hoặc mực nước, công nghệ in đa dạng như offset, Flexo, in lụa....